- ê ê ê, ở nhà mọi người kêu tui là bé min nghe, tui mà là mìn chắc cái 4rum này nổ lâu ui =. ko post nữa!!
76 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 4/8/2011, 20:29
min
Thành viên đồng
77 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 06:55
VESTONMTHONG
Thành viên bạc
ta là chuyên gia gỡ bom đừng có lo nha
78 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:23
min
Thành viên đồng
NÉT ĐẸP JUNIHITOE.
Junihitoe xuất hiện lần đầu vào khoảng thế kỷ thứ X trong thời Heian, gồm nhiều lớp áo khác nhau đều được làm bằng lụa. Lớp trong cùng được làm bằng vải lụa màu trắng, mỗi lớp áo tiếp theo đều được mang một cái tên riêng và được kết thúc bằng một lớp cuối cùng hoặc là một chiếc áo choàng với tổng trọng lượng có thể lên tới 20 kilogam. Màu sắc và cách sắp xếp các lớp áo là vô cùng quan trọng. Màu sắc Junihitoe mang những cái tên thi vị như “Màu mận xuân đỏ thắm“. Nơi duy nhất bạn có thể nhìn thấy rõ các lớp áo là ở xung quanh ống tay và vùng cổ. Cách sắp xếp các lớp áo và màu sắc của chúng là biểu hiện rõ ràng nhất cho những người ngoài thấy được khiếu thẩm mỹ, sự tinh tế và phẩm giá của một người phụ nữ. Nổi bật hơn nữa, những cô gái gốc Nhật còn mang một mái tóc dài, họ chỉ cắt phần tóc áp sát khuôn mặt nhằm tạo ra hiệu ứng thời trang cho mái tóc và trang phục.
Một thứ đồ phụ tùng quan trọng của Junihitoe là chiếc quạt được làm rất tinh vi, có thể được nối với bộ áo bởi một sợi dây khi gập lại. Những cô gái Nhật sử dụng chiếc quạt không chỉ mang lại cho họ vẻ trầm tĩnh hay những lúc trời nóng mà nó còn rất quan trọng trong giao tiếp. Từ khi người phụ nữ không được phép nói chuyện trực tiếp với một người đàn ông lạ, cô gái ấy có thể kéo ống tay áo của mình lên hoặc sử dụng chiếc quạt mở để che đậy bản thân trước những ánh mắt tò mò. Sự giao tiếp với người cầu hôn tuân theo khoảng cách thông thường sau sudare ( bức màn che ) trong mọi trường hợp. Người cầu hôn chỉ có thể nhìn thấy ống tay áo Junihitoe của cô gái ẩn kín đáo sau tấm màn che. Thông lệ này rất nổi bật trong suốt thời Heian, được miêu tả rõ ràng và chính xác ở “Nguyên Thị Vật Ngữ“(Genji monogatari, Những câu chuyện về hoàng tử Genji).
Những cử động trong bộ Junihitoe có thể rất khó khăn đúng với trọng lượng của nó. Những cô gái nhiều khi cũng mặc bộ Junihitoe đi ngủ, họ sử dụng nó như một loại Pyjamas. Số lượng các lớp của Junihitoe có thể được giữ nguyên hay giảm đi tuỳ theo thời tiết và nhiệt độ vào ban đêm. Trong thời Muromachi, bộ Junihitoe có khi được giảm xuống chỉ còn năm lớp áo.
Ngày nay, Junihitoe chỉ có thể được nhìn thấy trong viện bảo tàng hay trên phim ảnh. Junihitoe gần như không còn được sản xuất nữa. Những chiếc áo choàng này là vô giá và là một trong những bộ y phục đắt tiền nhất ở Nhật Bản. Chỉ còn những người thuộc hoàng tộc vẫn sử dụng chúng trong những buổi lễ quan trọng. Trong lễ cưới của Masako, vương phi của Nhật bản và thái tử, cô đã mặc bộ Junihitoe vào nghi lễ chính thức. Junihitoe cũng được Hoàng đế Michiko mặc trong nghi lễ phong vương của Hoàng đế Akihito năm 1990. Dù thế nào, Junihitoe cũng đã được thay đổi theo phong cách của thời Edo, không phải nguyên gốc thời Heian.
79 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:25
min
Thành viên đồng
NÉT ĐẸP JUNIHITOE.
Junihitoe xuất hiện lần đầu vào khoảng thế kỷ thứ X trong thời Heian, gồm nhiều lớp áo khác nhau đều được làm bằng lụa. Lớp trong cùng được làm bằng vải lụa màu trắng, mỗi lớp áo tiếp theo đều được mang một cái tên riêng và được kết thúc bằng một lớp cuối cùng hoặc là một chiếc áo choàng với tổng trọng lượng có thể lên tới 20 kilogam. Màu sắc và cách sắp xếp các lớp áo là vô cùng quan trọng. Màu sắc Junihitoe mang những cái tên thi vị như “Màu mận xuân đỏ thắm“. Nơi duy nhất bạn có thể nhìn thấy rõ các lớp áo là ở xung quanh ống tay và vùng cổ. Cách sắp xếp các lớp áo và màu sắc của chúng là biểu hiện rõ ràng nhất cho những người ngoài thấy được khiếu thẩm mỹ, sự tinh tế và phẩm giá của một người phụ nữ. Nổi bật hơn nữa, những cô gái gốc Nhật còn mang một mái tóc dài, họ chỉ cắt phần tóc áp sát khuôn mặt nhằm tạo ra hiệu ứng thời trang cho mái tóc và trang phục.
Một thứ đồ phụ tùng quan trọng của Junihitoe là chiếc quạt được làm rất tinh vi, có thể được nối với bộ áo bởi một sợi dây khi gập lại. Những cô gái Nhật sử dụng chiếc quạt không chỉ mang lại cho họ vẻ trầm tĩnh hay những lúc trời nóng mà nó còn rất quan trọng trong giao tiếp. Từ khi người phụ nữ không được phép nói chuyện trực tiếp với một người đàn ông lạ, cô gái ấy có thể kéo ống tay áo của mình lên hoặc sử dụng chiếc quạt mở để che đậy bản thân trước những ánh mắt tò mò. Sự giao tiếp với người cầu hôn tuân theo khoảng cách thông thường sau sudare ( bức màn che ) trong mọi trường hợp. Người cầu hôn chỉ có thể nhìn thấy ống tay áo Junihitoe của cô gái ẩn kín đáo sau tấm màn che. Thông lệ này rất nổi bật trong suốt thời Heian, được miêu tả rõ ràng và chính xác ở “Nguyên Thị Vật Ngữ“(Genji monogatari, Những câu chuyện về hoàng tử Genji).
Những cử động trong bộ Junihitoe có thể rất khó khăn đúng với trọng lượng của nó. Những cô gái nhiều khi cũng mặc bộ Junihitoe đi ngủ, họ sử dụng nó như một loại Pyjamas. Số lượng các lớp của Junihitoe có thể được giữ nguyên hay giảm đi tuỳ theo thời tiết và nhiệt độ vào ban đêm. Trong thời Muromachi, bộ Junihitoe có khi được giảm xuống chỉ còn năm lớp áo.
Ngày nay, Junihitoe chỉ có thể được nhìn thấy trong viện bảo tàng hay trên phim ảnh. Junihitoe gần như không còn được sản xuất nữa. Những chiếc áo choàng này là vô giá và là một trong những bộ y phục đắt tiền nhất ở Nhật Bản. Chỉ còn những người thuộc hoàng tộc vẫn sử dụng chúng trong những buổi lễ quan trọng. Trong lễ cưới của Masako, vương phi của Nhật bản và thái tử, cô đã mặc bộ Junihitoe vào nghi lễ chính thức. Junihitoe cũng được Hoàng đế Michiko mặc trong nghi lễ phong vương của Hoàng đế Akihito năm 1990. Dù thế nào, Junihitoe cũng đã được thay đổi theo phong cách của thời Edo, không phải nguyên gốc thời Heian.
80 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:25
shinichino.1
Thành viên vàng
bộ đồ đẹp ra phết ấy chứ!!! thanks mìn 1 cái!!!
82 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:29
min
Thành viên đồng
QUẠT GIẤY Ở NHẬT BẢN.
Quạt giấy ra đời vào đầu thời kì Heian. Khi mới bắt đầu nó được sử dụng bằng cách xếp thành từng tập về một phía để mang theo bên mình. Đó gọi là Hiougi. Vào thời này, quạt giấy được sử dụng như một vật dụng chủ yếu đi kèm với trang phục của các quý tộc, chủ yếu dùng cho nam, nhưng khi những chiếc quạt đó được trang trí bằng các bức tranh rất đẹp thì nó rất được nữ giới yêu chuộng.
Sau đó, Kawahorisen xuất hiện được dán bằng một loại giấy một mặt trên khung sườn bằng tre hoặc gỗ thì nguyên mẫu của những chiếc quạt như hiện nay được hoàn chỉnh. Đó là những chiếc quạt làm mát trong mùa hè. Trong thời đại Kamakura quạt giấy Nhật Bản truyền sang Trung Quốc. Tuy nhiên vào thời Muromachi, quạt giấy ở Trung Quốc được dán cả hai mặt trở nên phổ biến và du nhập ngược trở lại vào Nhật Bản. Vào thời Kamakura chỉ có các giới quý tộc hay các vị thần chức sử dụng nhưng hiện nay quạt giấy đã được cho phép dân thường sử dụng. Từ đó nó được sử dụng trong trà đạo, trong diễn kịch Noh.Vào thời Edo, quạt giấy phát triển như một sản phẩm tất yếu cho mỗi người dân.
Quạt giấy có nhiều loại khác nhau và sử dụng tùy vào không gian và thời gian. Nếu quạt được sử dụng trong bốn nghi thức cổ quan trọng khác nhau thì cũng có những trang phục kiểu Nhật khác nhau như áo mặc khi thăm hỏi hay áo trong các nghi lễ. Quạt giấy được sử dụng khác nhau tùy vào nam hay nữ, nó được sử dụng tùy vào hình thức quyết định, trà đạo thì có quạt dùng trong trà đạo, kịch thì có quạt dùng cho kịch hay múa hát cũng có quạt dùng riêng cho múa hát. Ví dụ, một trong những nghi lễ trong Tra đạo chính là đặt quạt ở trước đầu gối, việc đặt quạt như vậy thể hiện sự kính trọng đối với người đối diện mình
Không chỉ đơn thuần tạo ra sự mát mẻ mà quạt giấy còn được sử dụng như một sản phẩm đi kèm khi mặc các trang phục kiểu Nhật . Điều thú vị của chiếc quạt Uchiwa là nó là một sản phẩm được làm bằng tay từ A-Z, bao gồm thân làm từ tre và đầu quạt được làm từ vải hoặc giấy có trang trí.. Đầu tiên là khung quạt làm bằng gỗ hoặc tre với chiều dài các thanh gỗ hoặc tre là 30cm, phần nan quạt được làm từ loại tre vót rất mảnh và có tính đàn hồi chứ không dễ gãy như một số loại quạt giấy mà chúng ta hay sử dụng để tạo ra được một vật dụng làm bằng giấy và tre làm dịu đi cái nóng oi bức của mùa hè. Cùng với quạt tròn, quạt máy cũng rất phổ biến, nhưng quạt giấy cũng là một vật dùng cần thiết trong mùa hè đối với những người dân thường.
Quạt giấy có nhiều loại khác nhau và sử dụng tùy vào không gian và thời gian. Nếu quạt được sử dụng trong bốn nghi thức cổ quan trọng khác nhau thì cũng có những trang phục kiểu Nhật khác nhau như áo mặc khi thăm hỏi hay áo trong các nghi lễ. Quạt giấy được sử dụng khác nhau tùy vào nam hay nữ, nó được sử dụng tùy vào hình thức quyết định, trà đạo thì có quạt dùng trong trà đạo, kịch thì có quạt dùng cho kịch hay múa hát cũng có quạt dùng riêng cho múa hát. Ví dụ, một trong những nghi lễ trong Tra đạo chính là đặt quạt ở trước đầu gối, việc đặt quạt như vậy thể hiện sự kính trọng đối với người đối diện mình
Không chỉ đơn thuần tạo ra sự mát mẻ mà quạt giấy còn được sử dụng như một sản phẩm đi kèm khi mặc các trang phục kiểu Nhật . Điều thú vị của chiếc quạt Uchiwa là nó là một sản phẩm được làm bằng tay từ A-Z, bao gồm thân làm từ tre và đầu quạt được làm từ vải hoặc giấy có trang trí.. Đầu tiên là khung quạt làm bằng gỗ hoặc tre với chiều dài các thanh gỗ hoặc tre là 30cm, phần nan quạt được làm từ loại tre vót rất mảnh và có tính đàn hồi chứ không dễ gãy như một số loại quạt giấy mà chúng ta hay sử dụng để tạo ra được một vật dụng làm bằng giấy và tre làm dịu đi cái nóng oi bức của mùa hè. Cùng với quạt tròn, quạt máy cũng rất phổ biến, nhưng quạt giấy cũng là một vật dùng cần thiết trong mùa hè đối với những người dân thường.
Người ta sử dụng giấy washi (một loại giấy truyền thống có hoa văn rất đẹp) để tạo nên phần đầu quạt song phổ biến hơn cả là dùng loại vải hoa (vải cotton thường dùng để may các bộ yukata) nên hoa văn trên quạt cũng rất phong phú. Các mẫu vải hoa dùng để tạo ra quạt uchiwa thường có hoạt tiết hình chuồn chuồn, chuông gió, bông lúa, cỏ lau, hoa bìm bìm…Chúng đều là những hình ảnh thân quen của mùa hạ không chỉ của Nhật Bản mà còn ở các nước nhiệt đới trên thế giới.
P/S: cảm ơn anh nơ nhìu, híhí
83 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:31
VESTONMTHONG
Thành viên bạc
nóng wá ước gì nơ và phèo mổi người có 1 cái
84 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:33
shinichino.1
Thành viên vàng
ta thanks 1 cái chị minh thành ngựa rồi bà con!!! ka ka ka...zỡn á chứ ko có cki! cây quạt đó cũng ko kém...làm thủ công pro quá,việt nam mình cần học tập!!!
85 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:37
min
Thành viên đồng
SẮC MÀU ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG Ở NHẬT BẢN
Nếu bạn không có cảm nhận tốt về âm nhạc truyền thống, bạn có thể nghĩ rằng mỗi một âm thanh đều giống nhau. Thực tế là các chuyên gia âm nhạc phân loại dụng cụ âm nhạc thành 50, thậm chí 80 loại khác nhau. Một số thể loại chỉ toàn dùng nhạc cụ còn phần lớn là các bài hát kèm theo nhạc cụ.
Âm nhạc truyền thống Nhật Bản được phân loại dựa theo âm thanh của giọng hát và các loại nhạc cụ. Nói cách khác, mỗi thể loại nhạc có âm sắc của giọng hát và nhạc cụ đi kèm với nó. Tuy nhiên sự khác biệt về âm sắc giữa các thể loại rất ít, trong một số trường hợp chỉ có những chuyên gia mới có thể nhận ra được thể loại nhạc cụ nào đang được trình diễn. Tuy nhiên những sự khác biệt nhỏ cực kỳ quan trọng, và họ chắc chắn một điều rằng các âm sắc không thể hợp nhất với nhau. Đây là một trong những lý do tại sao các thể loại dụng cụ âm nhạc lại được phân chia cụ thể như vậy.
Dụng cụ âm nhạc truyền thống Nhật Bản được chia thành 3 loại: bộ gõ, bộ khí, bộ dây.
Một nhạc cụ của bộ gõ là trống Kotsuzumi.
Âm nhạc truyền thống Nhật Bản được phân loại dựa theo âm thanh của giọng hát và các loại nhạc cụ. Nói cách khác, mỗi thể loại nhạc có âm sắc của giọng hát và nhạc cụ đi kèm với nó. Tuy nhiên sự khác biệt về âm sắc giữa các thể loại rất ít, trong một số trường hợp chỉ có những chuyên gia mới có thể nhận ra được thể loại nhạc cụ nào đang được trình diễn. Tuy nhiên những sự khác biệt nhỏ cực kỳ quan trọng, và họ chắc chắn một điều rằng các âm sắc không thể hợp nhất với nhau. Đây là một trong những lý do tại sao các thể loại dụng cụ âm nhạc lại được phân chia cụ thể như vậy.
Dụng cụ âm nhạc truyền thống Nhật Bản được chia thành 3 loại: bộ gõ, bộ khí, bộ dây.
Một nhạc cụ của bộ gõ là trống Kotsuzumi.
Hầu hết trống Nhật Bản được đánh bằng hai gậy nhưng Kotsuzumi lại đánh bằng tay. Để duy trì chính xác phần thanh âm phía bên phải, người đánh trống lắng nghe âm thanh và điều chỉnh độ căng của dây được giấu trong thùng trống. Thỉnh thoảng, họ phải thổi hơi vào đó để giữ một âm sắc cụ thể.
Một loại nhạc cụ của bộ khí là sáo trúc Shino-bue, nó thường đi kèm với ca sĩ trong vở kịch Kabuki. Trong các lễ hội tại địa phương, loại nhạc cụ này cũng được sử dụng rất nhiều.
Trong các loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản , đàn Shamisen là nổi tiếng nhất, được dùng như một nhạc cụ đệm trong rất nhiều thể loại bài hát dân ca truyền thống Nhật vì nó có thể tạo ra những âm sắc khác nhau. Người ta nói rằng Shamisen có nguồn gốc từ Sagen Trung Quốc, đã đến Nhật Bản qua quần đảo Ryukyu ( ngày nay là Okinawa).
Đàn có 3 dây được chơi với một miếng gẩy đàn được gọi là bachi. Shamisen có chiều dài tương tự với đàn guitar nhưng cổ loại đàn này mỏng hơn và không có phím. Thân hình chữ nhật giống mặt trống của cây đàn được bọc da ở mặt trước và sau giúp khuếch đại âm thanh khi gẩy đàn.
Taiko
Lịch sử về âm nhạc truyền thống của Nhật Bản thì rất phong phú và đa dạng. Rất nhiều loại hình âm nhạc đã được du nhập từ Trung Quốc hơn một ngàn năm qua, nhưng theo năm tháng, chúng dần thay hình đổi dạng thành những nét rất riêng biệt của Nhật Bản. Các nhạc cụ được chỉnh sửa mới cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu của từng vùng.
86 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:39
shinichino.1
Thành viên vàng
nói về nhạc cụ ni thì việt nam mình phong phú hơn!!! ông gì đó ổng chế ra mấy cái nhạc cụ hay lắm kìa! :D từ đó mà thêm phong phú...
87 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:43
min
Thành viên đồng
Ừ, VN mình được cái này thì mất cái kia thoy!!
89 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:49
min
Thành viên đồng
LỄ HỘI MÚA BÔN Ở NHẬT BẢN- BON ODORI
Có rất nhiều điệu múa truyền thống ở Nhật Bản, nhưng một trong những điệu múa nổi tiếng nhất là điệu múa Bon, được gọi là “Bon odori” thường được tổ chức vào tháng 8 hàng năm, lễ hội thường được diễn ra trong vòng 1 tuần. Người ta nói ở đâu trên thế giới có cộng đồng người Nhật sinh sống đông đúc thì ở đó có lễ hội Bon. Nó đã trở thành một lễ hội văn hóa đặc sắc của người Nhật, một dịp để các gia đình đoàn tụ, vui chơi.
Tại lễ hội, mọi người trong gia đình tập trung lại và tổ chức lễ tưởng niệm cho ông bà tổ tiên của họ, thói quen này xuất phát từ truyền thống Phật giáo Trung Quốc, đó là một sự pha trộn của niềm tin Phật giáo và thờ cúng tổ tiên. Trong suốt 1 tuần lễ đó, người ta treo đèn lồng với mục đích để hướng dẫn những linh hồn trở về. Ngày lễ Vu lan hay “Xá tội vong nhân” của Phật giáo, ở Nhật gọi là Urabon hoặc O-Bon. Lễ O-Bon kết hợp những truyền thống của Nhật Bản và Ấn Độ, tạo thành một lễ hội Phật giáo mang đặc trưng riêng của Nhật Bản.
Mọi người tập trung tại lễ hội Bon và cùng nhau nhảy múa điệu nhảy truyền thống của Nhật Bản, Âm nhạc phải thể hiện sự vui mừng chào đón những linh hồn tổ tiên của họ. Lễ hội này thường được tổ chức ban đêm vì nhiều người Nhật tin rằng linh hồn tổ tiên của họ trở lại vào ban đêm.
Trong khi Nhật Bản phát triển công nghệ qua hàng trăm năm qua thì người Nhật vẫn không bao giờ quên những truyền thống của họ, lễ hội Bon odori được tổ chức hàng năm là minh chứng cho sự tôn trọng những giá trị truyền thống của người dân Nhật Bản
Tùy vào mỗi khu vực tại Nhật Bản mà điệu múa và âm nhạc đi kèm cũng khác nhau. Thông thường mọi người thường nhảy múa quanh Yagura, là một giàn giáo bằng gỗ được dựng lên trong lễ hội đặc biệt này..Trong khi nhảy múa, người ta di chuyển cho Yagura quay theo chiều kim đồng hồ.
Các động tác và cử chỉ trong điệu múa Bon thường phản ánh chính xác lịch sử, công việc hay địa lý của vùng miền. Ví dụ Tanko Bushi là bài hát nói về công việc khai thác than ở mỏ Miike thuộc Kyushu. Sự chuyển động trong các điệu múa đã miêu tả việc đào than, đẩy xe và treo đèn lồng. Soran Bushi là một bài hò kéo biển, các động tác khi múa thể hiện việc kéo lưới. Trong khi múa Bon, mọi người có thể sử dụng thêm những vật dụng khác như khăn nhỏ, quạt, lắc chuông. Đối với Hanagasa Odori, các vũ công thường sử dụng mũ rơm có trang trí hoa.
90 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 08:51
min
Thành viên đồng
VN mình cũng có nhiều điệu múa truyền thống nhỉ!! tiêu biểu là điệu múa của mấy người dân tộc vs lại nhảy nhạc cung đình huế
91 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 09:03
min
Thành viên đồng
Giống như những loại hình nghệ thuật khác, IKEBANA là thể hiện sự sáng tạo trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Cành cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng, và trung tâm vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc với hình dạng tự nhiên và các đường nét duyên dáng, và ý nghĩa của bình hoa mà người cắm muốn gửi gắm được ẩn dấu một cách khéo léo. Vì thế mà, IKEBANA không chỉ đơn giản là cắm một bình hoa đơn thuần.
Nghệ thuật và kiến trúc của Nhật Bản ngày càng được đánh giá cao ở phương Tây, đặc biệt là cách cắm hoa độc đáo của này. IKEBANA cũng được xem là một nghệ thuật giống như hội họa hay điêu khắc và nó có một lịch được ghi chép lại. Ở Nhật Bản, các bình cắm hoa cũng được sử dụng như đồ trang trí giống như các bức tranh hay các tác phẩm nghệ thuật khác.
Lịch sử IKEBANA.
IKEBANA còn gọi là kado hay Hoa đạo, có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ 15, với nhiều phong cách và trường phái. Nghi thức dâng hoa trong Phật giáo ( kuge ) được Ono no Imokodu du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 7, sau đó trường phái cắm hoa Ikenobo khẳng định mình là con cháu của ông. Ngoài dâng cúng trong tôn giáo ra, không có ghi chép nào về một hình thức cắm hoa có hệ thống ở Nhật Bản trước cuối thế kỷ 15. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự ôổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuậ đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học. Thế kỷ 16, 17 mặc dù trường phái Ikenobo thịnh hành nhưng có nhiều trường phái rikka ( một cách cắm hoa công phu tìm cách phản ánh sự hùng vĩ của thiên nhiên ) ra đời và phát triển mạnh dưới sự bảo trợ của quý tộc.
Cuối thế kỷ 16, một hình thức cắm hoa mới gọi là nageire bắt đầu được sử dụng trong trà đạo với khuynh hướng thật mộc mạc thanh tao. Cuối thế kỷ 17 hình thức cắm hoa của giới quý tộc và thầy tu thay đổi hẳn, xuất hiện trường phái cắm hoa shoka hay seika ( hoa sống ). Shoka kết hợp chân giá trị hùng vĩ của rikka với tính mộc mạc, đơn sơ của nageire, cuối thế kỷ 18 trở thành phong cách phổ biến nhất.
Sau thời kỳ phục hưng Minh trị 1868 , nghệ thuật Nhật Bản truyền thống trong đó có Ikebana nhất thời bị sự nhiệt tâm ủng hộ văn hóa phương Tây lấn át. Tuy nhiên nó đã hồi sinh mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19 và tiếp tục phát triển mạnh cho đến nay, nhiều trường phái cắm hoa mới tiếp tục xuất hiện. Ngày nay, có khoảng 3000 trường phái ikebana ở Nhật Bản, với khoảng 15 đến 20 triệu người theo học, hầu hết là phụ nữ tuổi từ 18 đến 26. Phong cách phổ biến nhất là Ikenobo, Ohara và Sogetsu, mỗi phong cách thu hút khoảng 3 triệu người theo học. Hiện nay vẫn còn phong cách cắm hoa rikka và shoka, cũng như nhiều phong cách cắm hoa khác hiện đại hơn.
IKEBANA và tình yêu thiên nhiên của người Nhật.
Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa ở Nhật có thể được lý giải bởi tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên được mọi người ở khắp mọi nơi yêu thích nhưng ở Nhật, người ta thật sự nâng niu, và hiểu rõ giá trị của thiên nhiên, và tình yêu thiên nhiên của ngươi Nhật lớn đến nỗi gần như trở thành một tôn giáo. Người Nhật luôn cảm thấy có một mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên xung quanh, và ngay cả trong đời sống hiện đại, sự đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đường nhựa, bê tông trải dài khắp nơi thì họ vẫn mong muốn tạo một chút không gian thiên nhiên ở gần bên. Du khách nước ngoài khi đến Tokyo thường hay bất ngờ khi thấy những bình hoa với một hoặc vài bông hoa được treo trên xe, ở các cạnh của kính chắn gió bởi những người lái taxi. Thật khó mà tìm thấy ở Nhật một ngôi nhà nào mà quanh năm không được tô điểm bởi sắc hoa.
Về cơ bản thì IKEBANA không đơn thuần hướng đến việc đưa một phần thiên nhiên vào trong ngôi nhà, mà xa hơn là muốn cho thấy cả một thế giới nhiên bao trùm, bằng cách tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa trong nhà và ngoài trời. Trong khi người Tây phương luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa. Như vậy vật liệu dùng trong nghệ thuật cắm hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên. Ngay cả khi chỉ một loại hoa được sử dụng thì người cắm hoa cũng cố gắng để biến bình hoa đó thành một biểu tượng hoàn hảo của thiên nhiên.
Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Sự cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ:
Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.
Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.
Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.
Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:
Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.
Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.
Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.
Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.
Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa Cúc trắng là hoa của ngày tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết búp bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa Đào, và hoa Diên Vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết con trai (mồng 5 tháng 5).
Triết Lý tiềm ẩn trong Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản.
Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân). Chính trong cấu trúc này mà cách cắm hoa được tạo nên.
Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời” (shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa, vì thế người ta đã chọn cành hoa nào mạnh nhất làm công việc này. Tiếp theo cành chính là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghiêng về cành chính.
Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho “Đất” (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.
Trong khi cắm hoa, người ta đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành... về phía bên phải và bình hoa hay đĩa cắm hoa cách 60 phân trước mặt người cắm hoa. Nếu đặt đĩa cắm hoa gần hơn thì dễ cắm hơn, nhưng để có thể dễ nhận ra cách bố cục thì nên đặt bình hoa xa hơn một chút. Bình hoa cũng nên được đặt hơi cao hơn là hơi thấp, bởi vì nếu đặt thấp, người ta sẽ quen với cách nhìn xuống và ảnh hưởng mang lại sẽ khác khi bình hoa sau này lại được bày trên cao.
Một vài tác phẩm của các trường phái cắm hoa tiêu biểu
Nghệ thuật và kiến trúc của Nhật Bản ngày càng được đánh giá cao ở phương Tây, đặc biệt là cách cắm hoa độc đáo của này. IKEBANA cũng được xem là một nghệ thuật giống như hội họa hay điêu khắc và nó có một lịch được ghi chép lại. Ở Nhật Bản, các bình cắm hoa cũng được sử dụng như đồ trang trí giống như các bức tranh hay các tác phẩm nghệ thuật khác.
Lịch sử IKEBANA.
IKEBANA còn gọi là kado hay Hoa đạo, có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ 15, với nhiều phong cách và trường phái. Nghi thức dâng hoa trong Phật giáo ( kuge ) được Ono no Imokodu du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 7, sau đó trường phái cắm hoa Ikenobo khẳng định mình là con cháu của ông. Ngoài dâng cúng trong tôn giáo ra, không có ghi chép nào về một hình thức cắm hoa có hệ thống ở Nhật Bản trước cuối thế kỷ 15. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự ôổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuậ đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học. Thế kỷ 16, 17 mặc dù trường phái Ikenobo thịnh hành nhưng có nhiều trường phái rikka ( một cách cắm hoa công phu tìm cách phản ánh sự hùng vĩ của thiên nhiên ) ra đời và phát triển mạnh dưới sự bảo trợ của quý tộc.
Cuối thế kỷ 16, một hình thức cắm hoa mới gọi là nageire bắt đầu được sử dụng trong trà đạo với khuynh hướng thật mộc mạc thanh tao. Cuối thế kỷ 17 hình thức cắm hoa của giới quý tộc và thầy tu thay đổi hẳn, xuất hiện trường phái cắm hoa shoka hay seika ( hoa sống ). Shoka kết hợp chân giá trị hùng vĩ của rikka với tính mộc mạc, đơn sơ của nageire, cuối thế kỷ 18 trở thành phong cách phổ biến nhất.
Sau thời kỳ phục hưng Minh trị 1868 , nghệ thuật Nhật Bản truyền thống trong đó có Ikebana nhất thời bị sự nhiệt tâm ủng hộ văn hóa phương Tây lấn át. Tuy nhiên nó đã hồi sinh mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19 và tiếp tục phát triển mạnh cho đến nay, nhiều trường phái cắm hoa mới tiếp tục xuất hiện. Ngày nay, có khoảng 3000 trường phái ikebana ở Nhật Bản, với khoảng 15 đến 20 triệu người theo học, hầu hết là phụ nữ tuổi từ 18 đến 26. Phong cách phổ biến nhất là Ikenobo, Ohara và Sogetsu, mỗi phong cách thu hút khoảng 3 triệu người theo học. Hiện nay vẫn còn phong cách cắm hoa rikka và shoka, cũng như nhiều phong cách cắm hoa khác hiện đại hơn.
IKEBANA và tình yêu thiên nhiên của người Nhật.
Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa ở Nhật có thể được lý giải bởi tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên được mọi người ở khắp mọi nơi yêu thích nhưng ở Nhật, người ta thật sự nâng niu, và hiểu rõ giá trị của thiên nhiên, và tình yêu thiên nhiên của ngươi Nhật lớn đến nỗi gần như trở thành một tôn giáo. Người Nhật luôn cảm thấy có một mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên xung quanh, và ngay cả trong đời sống hiện đại, sự đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đường nhựa, bê tông trải dài khắp nơi thì họ vẫn mong muốn tạo một chút không gian thiên nhiên ở gần bên. Du khách nước ngoài khi đến Tokyo thường hay bất ngờ khi thấy những bình hoa với một hoặc vài bông hoa được treo trên xe, ở các cạnh của kính chắn gió bởi những người lái taxi. Thật khó mà tìm thấy ở Nhật một ngôi nhà nào mà quanh năm không được tô điểm bởi sắc hoa.
Về cơ bản thì IKEBANA không đơn thuần hướng đến việc đưa một phần thiên nhiên vào trong ngôi nhà, mà xa hơn là muốn cho thấy cả một thế giới nhiên bao trùm, bằng cách tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa trong nhà và ngoài trời. Trong khi người Tây phương luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa. Như vậy vật liệu dùng trong nghệ thuật cắm hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên. Ngay cả khi chỉ một loại hoa được sử dụng thì người cắm hoa cũng cố gắng để biến bình hoa đó thành một biểu tượng hoàn hảo của thiên nhiên.
Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Sự cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ:
Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.
Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.
Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.
Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:
Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.
Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.
Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.
Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.
Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa Cúc trắng là hoa của ngày tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết búp bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa Đào, và hoa Diên Vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết con trai (mồng 5 tháng 5).
Triết Lý tiềm ẩn trong Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản.
Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân). Chính trong cấu trúc này mà cách cắm hoa được tạo nên.
Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời” (shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa, vì thế người ta đã chọn cành hoa nào mạnh nhất làm công việc này. Tiếp theo cành chính là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghiêng về cành chính.
Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho “Đất” (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.
Trong khi cắm hoa, người ta đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành... về phía bên phải và bình hoa hay đĩa cắm hoa cách 60 phân trước mặt người cắm hoa. Nếu đặt đĩa cắm hoa gần hơn thì dễ cắm hơn, nhưng để có thể dễ nhận ra cách bố cục thì nên đặt bình hoa xa hơn một chút. Bình hoa cũng nên được đặt hơi cao hơn là hơi thấp, bởi vì nếu đặt thấp, người ta sẽ quen với cách nhìn xuống và ảnh hưởng mang lại sẽ khác khi bình hoa sau này lại được bày trên cao.
Một vài tác phẩm của các trường phái cắm hoa tiêu biểu
Ikenobo
Rikka
Ohara
92 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 10:38
KungFu PanDa
Thành viên bạc
Pic nghệ thuật cắm hoa này là đẹp nhất ! Tks cho k.Minh 1 lần !
93 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 15:29
shinichino.1
Thành viên vàng
cái mô ko đẹp!!! nói tới cắm hoa vs bonsai thì nhật bản số 1!!! ta post hình bonsai cko nà...
94 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 17:19
min
Thành viên đồng
Đâu, post coi thử, hay là để ta post luôn!!
96 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 21:35
min
Thành viên đồng
Bonsai thỏa mãn ước mơ sống chan hòa với đất trời của người chơi. Khác với những loại hình nghệ thuật khác, bonsai mang vẻ đẹp sống, động, và biến đổi liên tục theo trục thời gian chứ không hề bất biến như các tác phẩm nghệ thuật khác…
Các nghệ nhân thường ví người chơi bonsai như quân tử. Đó là cái thế “hạc lập” đĩnh đạc trượng phu, thế “ngọa tùng” ngay thẳng liêm chính, thế “bạt phong hồi đầu”, “thác đổ” nhẫn nại thức thời, thế “tam đa, ngũ phúc, thất hiền” bình yên no ấm. Đến với bonsai, ngày xuân, người thưởng lãm hiểu thêm cái đạo đất trời.
Có nhiều tranh cãi quanh khởi thủy của bonsai. Người ta nhớ đến nước Nhật trong di cảo của thiền sư Honen khi xuất hiện hình dáng bonsai đầu tiên. Thế nhưng trước đó vào thời đại Kamakura (1192-1333), một vị thiền sư tiền bối đã du nhập bonsai từ Trung Quốc, một đất nước mà bonsai đã có từ thế kỉ thứ 7. Nhưng người Nhật cũng có cái lý của họ, một vở cổ kịch có tên Hachi Noki cũng có mặt những chậu cây kiểng trước thời đại Heian (794-1191).
Từ đó, bonsai được xem như là một thú chơi quý tộc, những món quà của bậc đế vương, vua chúa. Suốt một thời gian dài non nửa thiên niên kỉ, cái đẹp của bonsai ngự trị và quẩn quanh trong lăng tẩm, đền đài. Thời đại Edo (1615-1867), cung điện hoàng gia dường như không còn đủ sức giam cầm cái đẹp bonsai trong lồng son thiếp vàng. Nhưng cũng phải mất thêm nửa thiên niên kỉ nữa, bonsai mới chính thức được ra mắt một cách qui mô và hoành tráng ngay tại Tokyo vào năm 1914.
Bonsai thỏa mãn ước mơ sống chan hòa với đất trời của người chơi. Mỗi chậu bonsai là cả một vũ trụ thu nhỏ. Đó là một thực thể sống thực sự. Khác với những loại hình nghệ thuật khác, bonsai mang vẻ đẹp sống, động, và biến đổi liên tục theo trục thời gian chứ không hề bất biến như các tác phẩm nghệ thuật khác. Chính vì lẽ đó, thẩm mỹ của bonsai không hề giới hạn, và những nghệ nhân bậc thầy cũng không thể đi đến tận cùng cái đẹp của một bonsai.
Mặt khác, có người còn xem thú chơi bonsai là một liệu pháp tinh thần kéo dài tuổi thọ, đạt sự bình yên trong tâm hồn, thanh thản nhẹ nhàng giao hòa cùng quy luật thiên nhiên đất trời khi đã ngộ ra triết lý nhân sinh trong từng chồi cây, cành nụ.
Ở nơi khai sinh ra bonsai, người Nhật xem đây là một khoa nghệ thuật thẩm mỹ. Học sinh được giáo dục về tính minh triết ẩn tàng của bonsai, người xem có thể hiểu ngầm tính tình, thái độ chủ nhân qua từng chậu kiểng. Triết lý sống hài hoà, cân bằng âm dương thể hiện trong tất cả quy trình thành hình bonsai. Từ chậu, bệ, tiểu cảnh đến tư thế, vóc dáng cần đạt sự giao thoa hợp lý giữa bản nguyên đất trời với sức sáng tạo vô hạn của con người.
Tư tưởng triết học của bonsai cũng giống như thể thơ Haiku hay kịch Nô của Nhật Bản. Kiệm lời, bởi bản thân tác phẩm đã tự nói lên những hàm ý ẩn tàng. Bonsai từ khi chăm bón đến thành hình là cả một quá trình chắt chiu. Một tác phẩm hoàn hảo trước mắt người thưởng lãm thật sự đã được cắt tỉa, ghép nối, uốn sửa hàng trăm, hàng ngàn lần.
Những cành cây lỗi bị gọt bỏ ngay từ khi mới nhú, có hay không sự day dứt khi can thiệp bàn tay con người vào một tác phẩm tự nhiên? Các nghệ nhân cho rằng, việc đó cũng như một lương y cắt đi những ung nhọt, khuyết tật trên cơ thể để mang lại vẻ đẹp hoàn hảo.
Thế nhưng, sự hoàn hảo của bonsai ở chỗ không hề có một vết tích nào còn lưu lại của cuộc đại phẫu. Liên tục những cành non bị cắt xén, những bộ rễ bị bứng gốc, ngâm, phơi hay cắt xén trong đủ mọi phương pháp. Thế nhưng, kết quả lại cho ra đời một bonsai giá trị. Ấy là lẽ tái sinh, là quy luật trong triết lý Á Đông “hết mưa là nắng ửng lên thôi” hay “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.
Bonsai từ đó nuôi dưỡng ý chí, tính nhẫn nại và sức chịu đựng vô hạn của những bậc hiền triết cao minh. Người ta dùng thế giới quan thời cuộc mà giải thích cái đạo bonsai. “Gừng càng già càng cay”, giá trị của bonsai là vậy, người ta thường thấy, bonsai cổ thụ có tán tròn, đầu cây nhẵn và tròn dần, còn nếu cây còn non ắt đầu cây nhọn, đang sức vươn lên mà mang nhiều khát vọng.
Cũng giống như đối với bonsai già, người ta thường trồng chậu cạn để hệ rễ đâm ngang, đầu cây, tán tròn. Còn với những bonsai vừa ươm, hay muốn kích thích tăng trưởng hệ rễ nuôi cành, nghệ nhân trồng ngoài đất để rễ đâm sâu xuống đất, phát triển cành lá sum suê.
Năm hết Tết đến, giữa những ngày đông khắc nghiệt, vạn vật cỏ cây chìm vào giấc ngủ đông lạnh lẽo. Người chơi bonsai bứng chậu trồng xuống đất để cây tái sinh, những cành lá sẽ hướng lên trời vì gặp đất mẹ màu mỡ.
Các nghệ nhân thường ví người chơi bonsai như quân tử. Đó là cái thế “hạc lập” đĩnh đạc trượng phu, thế “ngọa tùng” ngay thẳng liêm chính, thế “bạt phong hồi đầu”, “thác đổ” nhẫn nại thức thời, thế “tam đa, ngũ phúc, thất hiền” bình yên no ấm. Đến với bonsai, ngày xuân, người thưởng lãm hiểu thêm cái đạo đất trời.
Có nhiều tranh cãi quanh khởi thủy của bonsai. Người ta nhớ đến nước Nhật trong di cảo của thiền sư Honen khi xuất hiện hình dáng bonsai đầu tiên. Thế nhưng trước đó vào thời đại Kamakura (1192-1333), một vị thiền sư tiền bối đã du nhập bonsai từ Trung Quốc, một đất nước mà bonsai đã có từ thế kỉ thứ 7. Nhưng người Nhật cũng có cái lý của họ, một vở cổ kịch có tên Hachi Noki cũng có mặt những chậu cây kiểng trước thời đại Heian (794-1191).
Từ đó, bonsai được xem như là một thú chơi quý tộc, những món quà của bậc đế vương, vua chúa. Suốt một thời gian dài non nửa thiên niên kỉ, cái đẹp của bonsai ngự trị và quẩn quanh trong lăng tẩm, đền đài. Thời đại Edo (1615-1867), cung điện hoàng gia dường như không còn đủ sức giam cầm cái đẹp bonsai trong lồng son thiếp vàng. Nhưng cũng phải mất thêm nửa thiên niên kỉ nữa, bonsai mới chính thức được ra mắt một cách qui mô và hoành tráng ngay tại Tokyo vào năm 1914.
Bonsai thỏa mãn ước mơ sống chan hòa với đất trời của người chơi. Mỗi chậu bonsai là cả một vũ trụ thu nhỏ. Đó là một thực thể sống thực sự. Khác với những loại hình nghệ thuật khác, bonsai mang vẻ đẹp sống, động, và biến đổi liên tục theo trục thời gian chứ không hề bất biến như các tác phẩm nghệ thuật khác. Chính vì lẽ đó, thẩm mỹ của bonsai không hề giới hạn, và những nghệ nhân bậc thầy cũng không thể đi đến tận cùng cái đẹp của một bonsai.
Mặt khác, có người còn xem thú chơi bonsai là một liệu pháp tinh thần kéo dài tuổi thọ, đạt sự bình yên trong tâm hồn, thanh thản nhẹ nhàng giao hòa cùng quy luật thiên nhiên đất trời khi đã ngộ ra triết lý nhân sinh trong từng chồi cây, cành nụ.
Ở nơi khai sinh ra bonsai, người Nhật xem đây là một khoa nghệ thuật thẩm mỹ. Học sinh được giáo dục về tính minh triết ẩn tàng của bonsai, người xem có thể hiểu ngầm tính tình, thái độ chủ nhân qua từng chậu kiểng. Triết lý sống hài hoà, cân bằng âm dương thể hiện trong tất cả quy trình thành hình bonsai. Từ chậu, bệ, tiểu cảnh đến tư thế, vóc dáng cần đạt sự giao thoa hợp lý giữa bản nguyên đất trời với sức sáng tạo vô hạn của con người.
Tư tưởng triết học của bonsai cũng giống như thể thơ Haiku hay kịch Nô của Nhật Bản. Kiệm lời, bởi bản thân tác phẩm đã tự nói lên những hàm ý ẩn tàng. Bonsai từ khi chăm bón đến thành hình là cả một quá trình chắt chiu. Một tác phẩm hoàn hảo trước mắt người thưởng lãm thật sự đã được cắt tỉa, ghép nối, uốn sửa hàng trăm, hàng ngàn lần.
Những cành cây lỗi bị gọt bỏ ngay từ khi mới nhú, có hay không sự day dứt khi can thiệp bàn tay con người vào một tác phẩm tự nhiên? Các nghệ nhân cho rằng, việc đó cũng như một lương y cắt đi những ung nhọt, khuyết tật trên cơ thể để mang lại vẻ đẹp hoàn hảo.
Thế nhưng, sự hoàn hảo của bonsai ở chỗ không hề có một vết tích nào còn lưu lại của cuộc đại phẫu. Liên tục những cành non bị cắt xén, những bộ rễ bị bứng gốc, ngâm, phơi hay cắt xén trong đủ mọi phương pháp. Thế nhưng, kết quả lại cho ra đời một bonsai giá trị. Ấy là lẽ tái sinh, là quy luật trong triết lý Á Đông “hết mưa là nắng ửng lên thôi” hay “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”.
Bonsai từ đó nuôi dưỡng ý chí, tính nhẫn nại và sức chịu đựng vô hạn của những bậc hiền triết cao minh. Người ta dùng thế giới quan thời cuộc mà giải thích cái đạo bonsai. “Gừng càng già càng cay”, giá trị của bonsai là vậy, người ta thường thấy, bonsai cổ thụ có tán tròn, đầu cây nhẵn và tròn dần, còn nếu cây còn non ắt đầu cây nhọn, đang sức vươn lên mà mang nhiều khát vọng.
Cũng giống như đối với bonsai già, người ta thường trồng chậu cạn để hệ rễ đâm ngang, đầu cây, tán tròn. Còn với những bonsai vừa ươm, hay muốn kích thích tăng trưởng hệ rễ nuôi cành, nghệ nhân trồng ngoài đất để rễ đâm sâu xuống đất, phát triển cành lá sum suê.
Năm hết Tết đến, giữa những ngày đông khắc nghiệt, vạn vật cỏ cây chìm vào giấc ngủ đông lạnh lẽo. Người chơi bonsai bứng chậu trồng xuống đất để cây tái sinh, những cành lá sẽ hướng lên trời vì gặp đất mẹ màu mỡ.
100 Re: NÉT ĐẸP VĂN HÓA NHẬT 5/8/2011, 21:50
min
Thành viên đồng
Đâu, hình như là của TQ thì phải, hình như nhầm ùi, sao del đây??
Similar topics
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết