cách hoc tốt Img_6110


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1cách hoc tốt Empty cách hoc tốt 21/7/2011, 09:28

VESTONMTHONG

VESTONMTHONG
Thành viên bạc
Thành viên bạc
1- Học tập

Đó là làm thế nào học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa. Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó, luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ. Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.

2- Ôn thi

Phương pháp tập đọc nhanh:

- Đọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô; ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vào bộ nhớ.

Không nên học thuộc lòng:

Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi
đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy, vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học.

Vì thế, muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.

3- Thư giãn

Nhiều SV, HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ "sôi" lên, khó nhớ và dễ quên.

Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi:

Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết, vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy, cần phải có thời gian thư giãn. Đừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi "lắc" làm thần kinh căng thẳng thêm. Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.

Tìm niềm vui trong học tập:

Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bởi những vấn đề nào đó.

4- Ăn uống

Người xưa có câu "Ăn vóc, học hay". Vậy ăn "vóc" như thế nào để học "hay", thi dễ đậu?

Những thức ăn giải độc cho não, giúp tạo lập chất dẫn truyền thần kinh sẽ góp phần làm tăng trí nhơ, dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc.

Đó là:

- Lòng đỏ trứng (gà, vịt, cút...) chứa hàm lượng cao lécithine vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acétyl-choline là chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất. Vì vậy ăn trứng sẽ bổ não, tăng trí nhớ.

- Đậu nành chứa glucid, protid và lipid. Ngoài ra còn có sinh tố và các enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và một chất phospholipid quan trọng của đậu nành là lécithine. Để bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể ; sử dụng các chế phẩm từ đậu nành cũng cùng có giá trị bổ dưỡng như giá đậu, bơ đậu nành, đậu hũ, nhất là sữa đậu nành, vừa ngon, bổ trong đó caséine đậu nành chứa 2 acid amin quan trọng là arginine và cystine.

- Bí đỏ: Chất provitamin A trong bí đỏ khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glutamic tự nhiên (1%), giúp giải độc các cặn bã do hoạt động não bộ tiết ra. Ngoài ra nhờ chứa phosphor là chất cần thiết cho hoạt động của não nên bí đỏ được xem là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, là món ăn bổ não.

- Cà chua, cà rốt chứa bêta caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Những thực phẩm khác giàu vitamin A là trứng gà, vịt (1000 UI vitamin A/100 g), đu đủ chín, bơ (600 UI/100 g), rau dền, đậu bắp... Học nhiều đương nhiên mắt mau mệt mỏi vì thế trong khẩu phần ăn cần có thêm tiền sinh tố A thiên nhiên để bồi dưỡng cho mắt.

Các loại rau quả giàu vitamin C như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền... giúp cơ thể giảm mệt mỏi.
Ngoài ra, có thể kể thêm các loại rau quả tươi giàu khoáng vi lượng (rau ngót, cà tím, đậu xanh, đậu bắp, mướp...) cùng với yaourt trợ tiêu hóa, mật ong cung cấp năng lượng, gan bò, heo chứa nhiều sinh tố B12, acid folic, sắt.

Sức khỏe rất cần thiết khi học thi nên bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ bột, đường (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), sinh tố, chất khoáng và khoáng vi lượng thiên nhiên cung cấp từ rau quả tươi và uống đầy đủ nước, nhất là nước trái cây tươi, nguyên chất.

Thuốc bổ đa sinh tố-khoáng vi lượng loại một viên một ngày (Once a day) phụ thêm việc tăng cường sức khỏe cũng có thể dùng được.

5- Chống stress

Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và chính stress làm giảm năng lực ôn tập của thí sinh.

Vì sao cần giữ giấc ngủ?

Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng stress dẫn đến suy sụp tinh thần gây trằn trọc khó ngủ hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thẳng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì việc ôn tập càng khó nhớ bài. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua giường để rồi lại trằn trọc. Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giảm lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy không nên dùng thuốc an thần trong mùa thi cử.

Tránh mệt mắt

Để tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị đau đầu và làm tăng năng suất học tập. Một nguồn sáng 60w là đủ. Trường hợp chữ nhỏ, nhiều biểu đồ cần tập trung hơn thì đòi hỏi nguồn sáng mạnh hơn.

2cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 09:33

VESTONMTHONG

VESTONMTHONG
Thành viên bạc
Thành viên bạc
8 lời "mách nước" để học tốt

Nếu bạn muốn học tốt và không biết nên làm thế nào? Nếu kết quả học của bạn vẫn không làm bạn hài lòng và bạn đang tìm thứ để đổ lỗi? Hãy thử làm theo 8 "lời khuyên" nhỏ sau đây:


1. Chọn góc học tập yên tĩnh, ngăn nắp

Góc học tập là phần rất quan trọng để học có hiệu quả. Một chỗ học yên tĩnh giúp bạn tập trung hơn là ngồi học cạnh cái TV đang bật và thỉnh thoảng nó lại có vài chương trình mà bạn yêu thích. Một góc học tập ngăn nắp khiến bạn dễ chịu hơn và chỉ nhìn là đã thấy... muốn ngồi vào bàn ngay rồi.

2. Tạo thói quen học tập hằng ngày

"Văn ôn, võ luyện", quả không sai. Tốt nhất là hãy tạo cho mình một "thói quen" học tập. Ðịnh ra lịch học cho bản thân và nghiêm khắc thực hiện. Bạn sẽ thấy mọi việc khác hẳn mọi khi, chớ nên để bài vở dồn đống lại và rồi thức trắng đêm giải quyết chúng, mà thật ra đầu óc cũng không thể tiếp thu một lượng kiền thức lớn dồn trong một lúc. Hoàn thành mức bài vở định ra hằng ngày bạn sẽ có thời gian để ôn tập, thậm chí nhiều thời gian đi chơi hơn vì không phải lo lắng. Cuối cùng bạn lại có được "thói quen" chăm chỉ nữa!

3. Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè

Không phải chúng ta luôn giải quyết được bài vở bằng vở ghi và sách giáo khoa. Hãy tham khảo ý kiến thầy cô và bạn bè cùng lớp. Bạn có thể tìm được cách giải đúng, ngắn nhất cho bài toán khó; những ý hay cho bài văn phân tích và lớn hơn cả, kiến thức bản thân một lần nữa.

4. Tập viết ghi nhớ

Nên tập viết ghi nhớ bởi bạn có thể không nhớ hết những mốc quan trọng để dành thời gian chuẩn bị bài vở cho tốt. Nên ghi lại những ngày có kiểm tra hoặc những ngày bạn sẽ phải nộp bài luận... Làm như thế, bạn luôn nhớ là còn có việc cần làm và không để "ngập lụt mới nhảy" hoặc lâm vào tình trạng không đủ thời gian chuẩn bị kiểm tra.

5. Thời gian biểu hợp lý

Hãy tập thời gian biểu theo cách riêng của bạn. Khả năng tiếp thu và trí nhớ bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi sự căng thẳng hay mệt mỏi nên bạn sẽ học không nổi. Ăn, học, nghỉ ngơi cần được sắp xêp chi tiết, đừng nghĩ là "ngày nào chẳng phải ăn với ngủ, xê dịch làm gì". Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nếu bạn đang thi và quá bận hãy ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Không nên học liên tục trong nhiều tiếng. Nên nghỉ một lát và đi dạo, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn trước khi tiếp tục ngồi vào bàn.

6. Tạo cảm hứng khi đển lớp

Có một số bạn lấy lý do là mình "không thích học" hoặc "không hợp môn này môn kia" để bỏ học dẫn đến chán học và uể oải trong lớp. Có thể mượn vở bạn khác để chép bài? Không nên, bởi chưa chắc khả năng ghi chép và cách ghi chép của người khác đã làm bạn hiểu được. Hơn nữa bạn tiếp thu rất nhiều kiến thức khi nghe giảng chứ!

7. Sách giáo khoa

Kiến thức mà bạn học đều được trình bày chi tiết theo các bước từ thấp đến cao trong SGK. Dù giáo viên chỉ yêu cầu học bài trong vở ghi, bạn đừng quên đọc kỹ lại trong sách, trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, nếu có.

8. Ôn bài học theo chủ đề

- Tự mình lấy ví dụ cho bài học.

- Lập ra cách học thuộc của bản thân.

- Viết tổng kết chương hoặc bài dài.

- Ðánh dấu những đề mục quan trọng trong sách hay vở ghi.

- Dùng chủ đề bài học làm chủ đề nói chuyện với các bạn trong lớp và cố gắng xem mình nhớ được lượng kiến thức là bao nhiêu.

3cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 09:34

VESTONMTHONG

VESTONMTHONG
Thành viên bạc
Thành viên bạc
6 yêu cầu cho việc học tốt

1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

4cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 09:35

VESTONMTHONG

VESTONMTHONG
Thành viên bạc
Thành viên bạc
CÁCH HỌC TỐT TIẾNG ANH
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách can cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình

5cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 09:37

VESTONMTHONG

VESTONMTHONG
Thành viên bạc
Thành viên bạc
Cách học hoá học tốt nhất!
--------------------------------------------------



/ Học các vấn đề lý thuyết của hóa học :

Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm - định luật trên.

II/ Bài học về các chất :

Cách học từng phần :

Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).

Lí tính : thông thường ta chu ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …

Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.

Hóa tính :

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên à tính chất chung cho loại hợp chất đó.

- Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào.

Điều chế :

- Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.

- Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.

Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.

III/ Bài tập hóa học :

1. Các bài tập áp dụng :

Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững hóa tính - điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ? (

Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

2. Giải bài toán hóa như thế nào :
Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

- Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.

- Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)

- Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)

- Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …

- Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.

6cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 09:40

VESTONMTHONG

VESTONMTHONG
Thành viên bạc
Thành viên bạc
ĐỂ HỌC TỐT MÔN TOÁN]
Để học tốt môn toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản
chứa đựng trong các định nghĩa và các định lý toán hoc.
Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải là “môn gạo bài” nhưng trước hết phải nhớ được các định nghĩa, định lý, các tính chất và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, cách tốt nhất là làm nhiều bài tập.
Nên xem trước bài sẽ nghe giảng trên lớp: Nhờ đó ta đã biết một số khái niệm, một số định nghĩa, biết được phần nào khó trong bài để tập trung nghe giảng ngay tại lớp, dễ dàng nắm vững nội dung bài học.
Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.
Chính những kiến thức cơ bản sẽ giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
Vì thế, ôn lại ngay và thực hiện các bài tập đơn giản (sau khi nghe giảng trên lớp) để hiểu bài và ghi nhớ các công thức, tính chất cần thiết. Không phải chỉ đọc hiểu mà là phải chủ động làm các bài tập áp dụng cho tới khi thuần thục. Cách học hiệu quả nhất là đối với mỗi phần lý thuyết cần phải giải ít nhất 4 lần bài tập. Hai bài tập đầu giải theo kiểu áp dụng bê nguyên xi phần lý thuyết, hai bài tập sau nâng cao mức độ khó lên, hãy cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách giải và chỉ nên đọc các hướng dẫn trong sách giải khi mà đã làm hết cách nhưng không giải được. Lần học kế tiếp là hệ thống lại bài học và làm bổ sung các bài tập mà trước đó ta chưa giải được.
Làm các bài tập mang tính tổng hợp kiến thức của toàn chương (sau khi học xong một chương gồm nhiều bài). Đây là cơ hội tốt để tập luyện giải các bài tập tương tự như các câu hỏi trong đề thi sau này, đồng thời cũng là dịp để bạn phát hiện những thiếu sót trong kiến thức cùng những sai lầm hay mắc phải. (Khi trình bày lời giải phải thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc, từng bước một. Vì bài toán nào cũng phải qua trình tự các bước giải chắc chắn thì mới đến được đáp số đúng).
Sớm học lại ngay bài vừa được học (làm nhiều bài tập). Học càng sớm chừng nào thì ta sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lực càng nhiều. Ví dụ bài học của thứ hai, ta học lại ngay vào ngày thứ ba thì chỉ cần 1 giờ là đã nắm vững nội dung. Nhưng nếu để đến thứ bảy mới học thì chắc chắn rằng ta phải dùng không phải là một giờ mà là nhiều giờ hơn để đạt cùng một kết quả như trước. Cứ thử nhẩm tính do cách học hợp lý nói trên mỗi bài học ta tiết kiệm được một giờ thì chắc chắn trong một tuần ta tiết kiệm không ít hơn 10 giờ, nhờ đó có được thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Các bạn hãy thử thực hiện phương pháp rất hiệu quả này xem.
Tóm lại, để học tốt môn toán, phương pháp chung đó là học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới, giải bài tập thật nhiều để thuộc những định nghĩa, định lý. Khi gặp một bài toán lạ và khó thì bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc, sau đó giải đi giải lại nhiều lần cho nhuần nhuyễn. Chú ý nghe giảng bài trên lớp, khi thắc mắc phải hỏi ngay tránh tồn đọng lâu ngày sẽ gây thành lổ hổng kiến thức. Ngoài ra, tạo điều kiện sắp xếp học theo nhóm một cách tích cực cũng sẽ rất dễ tiến bộ. Chú ý tránh lệ thuộc vào sách giải và nhất là nên sớm học lại ngay bài vừa được học, giải bài tập thật nhiều

7cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 10:15

shinichino.1

shinichino.1
Thành viên vàng
Thành viên vàng
nhiều ghê rứa cha!!!

https://x4class.forum-viet.com

8cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 12:42

yubin.keen

yubin.keen
Thành viên bạc
Thành viên bạc
MI VIẾT NHƯ VẬY RỒI MI CÓ ÁP DỤNG CHO MI KHÔNG ? THẤY MI ĂN RỒI CỨ BỎ BÀI . CỐ GẮNG LÊN . CÒN NĂM CUỐI NỮA THÔI .

9cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 14:55

shinichino.1

shinichino.1
Thành viên vàng
Thành viên vàng
bin nói chí mà lí ghê!!! cách hoc tốt 1561615928

https://x4class.forum-viet.com

10cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 16:27

†™(¯`·.Ngọc kute.·´¯) †™

†™(¯`·.Ngọc kute.·´¯) †™
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
a nơ ăn hôi dễ sợ.

11cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 21/7/2011, 21:22

yubin.keen

yubin.keen
Thành viên bạc
Thành viên bạc
shinichino.1 đã viết:bin nói chí mà lí ghê!!! cách hoc tốt 1561615928
CHÍ MÀ LÍ LÀ SAO ? 8-|

12cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 22/7/2011, 12:18

Mai Pinky

Mai Pinky
Thành viên bạc
Thành viên bạc
Anh Thông post như vậy nhìn thì nhiều chứ thật ra là mới sơ sơ đó. Thấy mem đọc thử quyển Tôi tài giỏi, bạn cũng thế của Adam Khoo đi. Hay lắm đó! (Màk nói trc" là hơi dày)

13cách hoc tốt Empty Re: cách hoc tốt 22/7/2011, 15:27

shinichino.1

shinichino.1
Thành viên vàng
Thành viên vàng
Mai Pinky đã viết:Anh Thông post như vậy nhìn thì nhiều chứ thật ra là mới sơ sơ đó. Thấy mem đọc thử quyển Tôi tài giỏi, bạn cũng thế của Adam Khoo đi. Hay lắm đó! (Màk nói trc" là hơi dày)
mệt quá mệ ơi!!! chẳng qua hén ko muốn post thôi chứ cần gì phải đọc quyển đó...chẳng qua là lười hay siêng thôi,3 phương pháp của LSPT mi thấu chưa mà đòi học cko xa...xàm!

https://x4class.forum-viet.com

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết