1- Học tập
Đó là làm thế nào học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa. Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó, luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ. Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.
2- Ôn thi
Phương pháp tập đọc nhanh:
- Đọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô; ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vào bộ nhớ.
Không nên học thuộc lòng:
Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi
đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy, vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học.
Vì thế, muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.
3- Thư giãn
Nhiều SV, HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ "sôi" lên, khó nhớ và dễ quên.
Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi:
Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết, vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy, cần phải có thời gian thư giãn. Đừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi "lắc" làm thần kinh căng thẳng thêm. Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.
Tìm niềm vui trong học tập:
Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bởi những vấn đề nào đó.
ai có ý kiến pm!!! và nếu muốn thêm những pp nào thì xin mời...!!!
Đó là làm thế nào học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa. Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó, luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ. Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.
2- Ôn thi
Phương pháp tập đọc nhanh:
- Đọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô; ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vào bộ nhớ.
Không nên học thuộc lòng:
Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi
đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy, vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học.
Vì thế, muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.
3- Thư giãn
Nhiều SV, HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ "sôi" lên, khó nhớ và dễ quên.
Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi:
Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết, vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy, cần phải có thời gian thư giãn. Đừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi "lắc" làm thần kinh căng thẳng thêm. Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.
Tìm niềm vui trong học tập:
Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bởi những vấn đề nào đó.
ai có ý kiến pm!!! và nếu muốn thêm những pp nào thì xin mời...!!!